Đại học Cát Lâm

27/11/2015

  Trường đại học Cát Lâm là trường đại học hàng đầu của Trung Quốc thuộc thẩm quyền trực tiếp của Bộ Giáo dục. trường tọa lạc tại Trường Xuân – thành phố thủ phủ của tỉnh Cát Lâm, phía Đông Bắc Trung Quốc.

  Trường có 8 cơ sở ở 5 quận khác nhau, bao gồm 39 chuyên ngành trên các lĩnh vực triết học, kinh tế, luật, văn học, giáo dục, lịch sử, khoa học, kỹ thuật, nông nghiệp, y tế và quản lý. Trường có 16 khu giảng dạy, 5 phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia và 8 cơ sở nghiên cứu khoa học cơ bản quốc gia. Các nguồn lực khác bao gồm 5 cơ sở nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn, 7 phòng thí nghiệm trọng điểm được Bộ Giáo dục tài trợ và 11 phòng thí nghiệm của các Bộ khác của chính phủ Trung Quốc.

  Trường Đại học Cát Lâm cung cấp nhiều chương trình đào tạo. Hiện tại trường có 115 chương trình đại học, 192 chương trình Thạc sỹ, 105 chương trình Tiến sỹ và 17 chương trình sau Tiến sỹ. Số sinh viên đăng ký vào trường có năm lên tới hơn 59.000 sinh viên trong đó có hơn 10.000 sinh viên đăng ký chương trình sau Đại học.

  Nhà trường có 5.700 cán bộ giảng viên, trong đó có 14 thành viên của Viện Hàn lâm khoa học quốc gia và Viện Hàn lâm Kỹ thuật quốc gia, 1270 giáo sư và 1.652 phó giáo sư.

  Trong nhiều năm qua, trường đại học Cát Lâm đã đóng vai trò quan trọng trong đời sống giáo dục, văn hóa và kinh tế của khu vực Đông Bắc Trung Quốc. Trường cam kết trở thành một trong những tổ chức giáo dục hàng đầu của Trung Quốc và trên thế giới. 

  • Nghệ thuật và nhân văn: văn học và ngôn ngữ Trung Quốc, báo chí, Quảng cáo, phát thanh truyền hình, lịch sử, khảo cổ học, bảo tàng học.
  • Ngoại ngữ: tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Nhật, tiếng Hàn Quốc.
  • Nghệ thuật: âm nhạc, soạn nhạc, biểu diễn âm nhạc, vẽ, thiết kế nghệ thuật
  • Giáo dục thể chất:
  • Triết học và xã hội học: triết học, xã hội học, hoạt động xã hội, tâm lý học ứng dụng, lao động và an sinh xã hội
  • Kinh tế
  • Luật
  • Quản trị công: chính trị và hành chính, chính trị thế giới, quản trị hành chính, giáo dục tư tưởng chính trị
  • Kinh doanh: hệ thống thông tin quản lý, quản trị kinh doanh, Marketing, kế toán, quản trị tài chính, quản trị nguồn nhân lực, quản trị du lịch, thương mại điện tử, quản trị tiền mặt
  • Toán học: toán học và toán học ứng dụng, khoa học máy tính và thông tin, thống kê
  • Hóa học: hóa học, hóa học ứng dụng
  • Khoa học đời sống: khoa học sinh học, công nghệ sinh học, dược, bào chế thuốc
  • Khoa học kỹ thuật cơ khí
  • Kỹ thuật tự động hóa
  • Kỹ thuật và khoa học vật liệu
  • Giao thông vận tải: kỹ thuật dân dụng (cầu đường), giao thông vận tải
  • Sinh học và kỹ thuật nông nghiệp: khoa học thực phẩm, kỹ thuật đóng gói, tài nguyên sinh học, cơ giới tự động hóa nông nghiệp, chất lượng và an toàn thực phẩm
  • Quản trị: quản trị kinh doanh, quản lý dự án,
  • Khoa học kỹ thuật điện tử
  • Kỹ thuật thông tin liên lạc
  • Khoa học công nghệ máy tính
  • Vật lý
  • Y học cơ bản: y lâm sàng
  • Sức khỏe cộng đồng: y tế dự phòng, X quang,
  • Dược
  • Điều dưỡng
  • Nha khoa
  • Khoa học cây trồng: khoa học nông nghiệp, làm vườn, bảo vệ thực vật, tài nguyên môi trường nông nghiệp
  • Triết học
  • Kinh tế học ứng dụng: kinh tế quốc gia, kinh tế khu vực, tài chính, tài chính công, kinh tế công nghiệp, thương mại quốc tế, thống kê, kinh tế lượng, kinh tế quốc phòng
  • Lý thuyết kinh tế: kinh tế chính trị, lịch sử các học thuyết kinh tế, lịch sử kinh tế, kinh tế phương Tây, kinh tế thế giới, dân số tài nguyên và môi trường,
  • Pháp luật: Hiến pháp và Luật hành chính, Luật hình sự, Luật dân sự và thương mại, Luật tố tụng, Luật kinh tế, Luật bảo vệ tài nguyên môi trường, Luật quốc tế, Luật quân sự
  • Chính trị
  • Xã hội học
  • Giáo dục
  • Tâm lý học
  • Thể thao
  • Ngoại ngữ và văn học nước ngoài: văn học Anh, văn học Nga, văn học Nhật, văn học Tây Ban Nha, văn học Châu Á và châu Phi, ngoại ngữ và ngôn ngữ ứng dụng
  • Ngôn ngữ và văn học Trung Quốc
  • Nghệ thuật
  • Báo chí truyền thông
  • Lịch sử
  • Toán học
  • Vật lý
  • Hóa học
  • Địa lý
  • Sinh học
  • Cơ khí
  • Y học đại cương: giải phẫu, mô học và phôi, miễn dịch học, bệnh lý, pháp y, bức xạ y học, dược cơ bản, dịch bệnh….
  • Y học lâm sàng: thần kinh, da liễu, hoa liễu, điều dưỡng, phẫu thuật,….

    a. Chương trình tiếng

    b. Chương trình sau Đại học

    c. Chương trình Đại học

    a. Chương trình tiếng

    • Phí đăng ký: 400
    • Học phí: 16.000/năm

    b. Chương trình sau Đại học

    • Phí đăng ký: 400
    • Hệ thạc sỹ: 19.000/năm với chuyên ngành nhân văn, văn học và nghệ thuật, 24.000/năm với chuyên ngành khoa học, kỹ thuật, 29.000/năm với chuyên ngành y tế
    • Hệ tiến sỹ: 23.000/năm với chuyên ngành nhân văn, văn học và nghệ thuật, 29.000/năm với chuyên ngành khoa học, kỹ thuật, 33.000/năm với chuyên ngành y tế

    c. Chương trình Đại học

    • Phí đăng ký: 400
    • Học phí: 17.000/năm (với chương trình nghệ thuật và giáo dục thể chất, học phí là 25.000/năm 


    • Ký túc xá: 700 – 1.500/tháng
    • Ở ngoài: 800 – 1.500/tháng


    Chia sẻ bài viết:


    BÌNH LUẬN